Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Những cách tăng view cho website

 Nhiều lúc bạn vẫn thường băn khoăn tự hỏi tại sao làm website đẹp, nội dung chất lượng nhưng vẫn có rất ít người dùng truy cập? Làm thế nào để lượng khách ghé thăm website của bạn ngày càng tăng? Dưới đây là một số cách hữu hiệu để cải thiện lượt view website của bạn:

Tự tiến cử

Nhiều người nghĩ rằng làm nội dung tốt và thiết kế website đẹp là khách hàng sẽ tìm đến website của bạn. Đó là một suy nghĩ sai lầm. Bạn muốn có khách hàng thì bạn phải tìm đến họ, tạo cho họ niềm tin, sự yên tâm khi sử dụng dịch vụ của bạn. Những tính năng “bookmark” hay “favorites” sẽ giúp khách hàng quay lại website của bạn lần sau. Một cách nữa để giúp bài viết của bạn tiếp cận với nhiều người là thiết kế các nút gửi bài qua email hay chia sẻ bài viết lên các mạng xã hội ở cuối mỗi bài viết.

Đừng chờ Google

Bạn hãy chủ động gửi trang web của bạn đến Google cũng như các cỗ máy tìm kiếm khác. Tránh tình trạng chờ đợi các công cụ tìm kiếm như Google, Bing tìm đến bạn.

Hãy đăng các bài viết hữu ích

Bạn cần thường xuyên đăng những bài viết cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc để giữ khách hàng ở lại với website. Bạn nên có lịch xuất bản nhất định để tạo tính chuyên nghiệp. Bạn phải luôn chú ý tới tiêu đề của mỗi bài viết và sử dụng từ khóa đơn giản mà hiệu quả để thu hút người dùng. Nếu cần thiết, bạn có thể thuê cộng tác viên viết bài tốt để đảm bảo nội dung website luôn tươi mới.

Hãy tận dụng tối đa kỹ thuật

Một bài viết toàn chữ chắc chắn sẽ khiến người đọc nhàm chán. Những hình ảnh bắt mắt, ấn tượng sẽ giúp khách hàng có thiện cảm với website của bạn hơn.

Link và tag

Website của bạn cần tạo được mối liên kết giữa các bài viết để tránh tình trạng thoát trang khi nội dung không hứng thú người đọc. Các blog, diễn đàn hay website khác kết nối với website của bạn cũng tạo được sự tin tưởng cho khách hàng. Bạn nên dùng những tag (từ khóa, cụm từ) trong tiêu đề hay nội dung bài viết bạn muốn nhắc đến để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

Hãy gắn bó với độc giả

Việc bạn trả lời các bình luận, phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng cũng giúp tăng độ uy tín cho website của bạn. Hãy trả lời thật ngắn gọn và chính xác những gì khách hàng muốn biết. Tương tác tốt sẽ giúp khách hàng đến với website của bạn nhiều hơn. Qua đó, bạn có thể theo dõi và phân tích số liệu thống kê một cách thường xuyên để có những giải pháp tốt nhất.

Hãy phân phối RSS

Internet là môi trường có tính toàn cầu. Hãy mở rộng nội dung đến những đề tài khác, quan điểm khác. Nếu website của bạn có thể sử dụng được với một vài ngôn ngữ nước ngoài khác thì thật tuyệt vời.

Quan tâm tới thế giới thực

Website tồn tại trong thế giới ảo nhưng những gì bạn đang làm là tiếp cận khách hàng trong thế giới thực. Chính vì vậy, hãy đưa website của bạn vào những cuộc đối thoại cá nhân, sử dụng tài ăn nói của bạn để thuyết phục khách hàng.
Làm website chất lượng, chuẩn SEO giúp website của bạn được google đánh giá cao nhưng quản trị web tốt là chìa khóa đưa khách hàng đến với website của bạn!
Bạn có thể tham khảo thêm các chủ đề hữu ích khác như tiêu chuẩn làm web hay những lỗi làm website cần tránh, …

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Làm website cần tránh những lỗi không đáng có

Mặc dù nội dung là chìa khoá để làm website thương mại thành công và hiệu quả, nhưng bạn cũng không thể bỏ qua hình thức trình bày những nội dung đó. Việc làm này rất quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của người truy cập và dẫn đến các giao dịch.
Cùng với nội dung thông tin phong phú, được cập nhập thường xuyên, hình thức của một trang web sẽ giúp bạn có được những kết quả kinh doanh trực tuyến như mong đợi. Bởi nó đề cập lên nhiều điều cũng như thể hiện một hình ảnh ấn tượng về doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, nhiều người làm web lại thường tự mình huỷ hoại những phấn đấu đã thực hiện trong một thời gian dài bằng sai lầm về giao diện. Dưới đây là những lỗi làm web giá rẻ thường gặp nhất và một số lời khuyên giúp bạn hạn chế chúng:

1. Quá nhiều hình ảnh động, đồ họa cầu kì và lòe loẹt

Các cuộc nghiên cứu cho thấy, dù những hình ảnh động gây được sự chú ý nhất định thì tác động chính của chúng vẫn sẽ khiến người dùng ra khỏi trang web của bạn để đến với các trang web khác đơn giản, thân thiện hơn.

2. Quảng cáo đập ngay vào mắt

PR pop-up luôn làm người xem khó chịu và đương nhiên các PR toàn màn mình (full-screen) dai dẳng cũng như vậy. Khách ghé thăm trang web vô cùng ghét điều này, và đông đảo trong số họ sẽ rời trang web của bạn chỉ sau vài giây, thay vì ngồi đợi để quảng cáo tự động biến mất sau đó.

3. Những “cơn ác mộng” trong điều hướng duyệt web

Nếu khách hàng không thể đến nơi họ muốn trên web trong một hoặc hai lần nhấp chuột, thì chắc chắn nhiều người sẽ rời trang web. Những lỗi trong điều hướng duyệt web như có quá nhiều sự lựa chọn, không có bản đồ trang web, nút “trở về” không đưa khách hàng về đúng trang cuối cùng, … sẽ khiến bạn mất đi nhiều khách hàng tiềm năng.

4. Không thể tiếp cận

Nguồn gốc từ những mối lo lắng về mức độ an toàn và sự gia tăng của tình trạng ăn cắp thông tin cá nhân, quý khách web luôn mong muốn có thể tiếp cận được với những người mà họ đang giao dịch kinh doanh trực tuyến. Những địa chỉ email và số điện thoại của nhân viên có thẩm quyền sẽ giúp khách hàng tin tưởng hơn.

5. Không có chỗ cho những câu hỏi, bình luận và phản hồi từ phía khách hàng

Những khách hàng của trang web sẽ vô cùng phấn khởi nếu những phản hồi của họ được bạn đánh giá cao. Vì vậy, bạn hãy tích hợp hệ thống phản hồi thông tin và bình luận vào trang web của bạn. Đây là cách xây dựng mối liên kết với khách hàng và cũng là cách hết sức giản đơn để bạn có được những đánh giá tốt về tính hiệu quả của trang web. Đồng thời bạn sẽ biết được khách hàng của mình đang nghĩ gì, từ đó đưa ra các ý tưởng mới giúp cải thiện trang web của bạn ngày càng tốt hơn.
6. Tràn ngập thông tin và hình ảnh
Nội dung trang web của bạn có thể được đánh giá là “trên cả tuyệt vời”, nhưng ví như chúng chìm nghỉm trong một biển từ ngữ hay hình ảnh, thì có lẽ đa phần người dùng sẽ bỏ qua chúng mà thôi. Một khoảng màu trắng nhỏ trên trang web sẽ làm cho mắt có một khoảng nghỉ và tạo ra cảm giác dễ chịu lúc nhìn vào.

7. Sự vui nhộn quá mức

Các trang web B2B và trang web công nghệ cao (high-tech) thường để lộ một sai lầm tồi tệ là tích hợp hệ thống âm nhạc và hình ảnh vui nhộn vào nội dung trang web. Khách hàng có thể không cần biết những phương pháp marketing của bạn và đơn giản chỉ cần tìm những thông tin trung thực về hoạt động kinh doanh của bạn cũng như về sản phẩm dịch vụ bạn đang cung cấp.
Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết về nguyên tắc làm web chuyên nghiệp, chuẩn SEO.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Làm website cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bạn đang là ông chủ của 1 doanh nghiệp? hay đang là nhân viên của doanh nghiệp đó mà chưa có website để quảng cáo thương hiệu của mình? Bạn đang băn khoăn chưa tìm được đối tác uy tín.
Để trả lời được những câu hỏi trên bạn cần xác định được điều bạn quan tâm khi muốn làm website doanh nghiệp của bạn là gì?
  • Giao diện chuyên nghiệp, hiện đại, sang trọng thể hiện được cái nhìn tổng thể của doanh nghiệp khi khách hàng vào thăm trang web. Gây được ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên cho khách hàng hay đối tác của mình.
  • Tương thích với các thiết bị di động, máy tính bảng. Điều này rất quan trọng với các website doanh nghiệp chuẩn hiện đại bây giờ.
  • Thân thiện với công cụ tìm kiếm Google để tăng cơ hội tiếp xúc vs khách hàng tiềm năng.




Với tất cả những điều băn khoăn trên bạn sẽ làm gì? Lời khuyên của tôi đó là hay chọn cho mình một công ty làm web chuyên nghiệp, họ sẽ hỗ trợ tất cả cho bạn. Bạn chỉ cần giao cho họ ý tưởng của bạn, còn những việc còn lại của bạn hãy để công ty TIT Việt Nam chúng tôi lo.
Và bạn có biết rằng một website thiết kế ra mà không có nội dung tốt, thiếu kế hoạch quảng bá phát triền thì người dùng cũng không thể tìm được website của doanh nghiệp bạn, số tiền bỏ ra là rất lãng phí.
Vấn đề của doanh nghiệp bạn là việc phát triển nội dung và quảng bá website sau khi hoàn thiện không có hướng phát triển, TIT Việt Nam sẽ là người tư vấn miễn phí cho bạn chiến lược, nội dung và quảng cáo, marketing online với chi phí thấp mà hiệu quả mang lại rất lớn. Hãy tin tưởng ở chúng tôi, truy cập vào đường dẫn lamtrangweb.vn để doanh nghiệp của bạn được hỗ trợ ngay bây giờ.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Tại sao không nên làm website Flash

Hiện nay, internet phát triển không ngừng nên những website cũng trở nên bắt mắt nhằm thu hút người dùng hơn. Tuy nhiên, không phải cứ chèn những hình ảnh sinh động vào là tốt cho website của bạn. Nếu bạn có ý định sử dụng Flash để làm website chuyên nghiệp thì hãy tham khảo những lý do không nên dùng flash sau:

Phụ thuộc vào Plugin của trình duyệt

Thời đại công nghệ với sự phát triển của thiết bị di động thì người dùng không chỉ lướt web bằng máy tính nữa. Nếu người dùng sử dụng điện thoại di động truy cập vào website của bạn nhưng thấy dòng chữ thông báo bạn cần có Adobe Flash Player để xem nội dung này thì chắc hẳn họ sẽ thoát ngay. Chỉ những người thường xuyên sử dụng internet mới biết cài đặt Plugin như thế nào.

Không thân thiện với công cụ tìm kiếm

Bạn làm website dù có đẹp đến đâu, có nhiều hình ảnh sống động đến đâu nhưng không thể thân thiện với công cụ tìm kiếm thì đã thất bại 50% rồi. Công cụ tìm kiếm chỉ thấy các hình ảnh, video mà không hề thấy nội dung của trang web thì chỉ mục sẽ không được lập. Và như vậy là bạn đã thất bại về SEO. Bạn có thể tham khảo thêm về tiêu chuẩn làm web để giúp website của bạn chuyên nghiệp hơn.

Nội dung trên website không sao chép được

Chắc hẳn khi bạn đọc một bài viết nào đó sẽ thấy có những câu, đoạn hay và bạn muốn sao chép nó. Nhưng làm web sử dụng Flash thì bạn không thể làm được điều đó vì đa số chữ là dạng hình ảnh. Bạn sẽ rất ức chế, khó chịu khi phải gõ lại tất cả đoạn mà bạn thấy hay phải không!

Không in ấn được

Flash là dạng hình ảnh nên khi khách hàng muốn in thông tin sản phẩm hay địa chỉ công ty, doanh nghiệp, siêu thị thì đều không thể. Đây là nhược điểm gây mất khách hàng của website.

Phải chờ đợi cho bất kỳ tác vụ nào

Một website nặng Flash thì khi bạn muốn sử dụng tác vụ nào đều sẽ phải đợi một thời gian. Nếu tốc độ mạng tốt thì cũng vài giây, tốc độ mạng chậm thì vài chục giây. Khách hàng chắc chắn không đủ kiên nhẫn để chờ đợi đâu!
Có rất nhiều cách giúp bạn làm website chuẩn SEO, chuyên nghiệp và nổi bật so với những website khác nhưng chắc chắn đó không phải là Flash. Nội dung website sẽ quyết định tất cả chứ không phải hình thức bên ngoài của nó. Nếu bạn biết kết hợp hài hòa hai yếu tố này thì sẽ rất tốt cho website của bạn. Nhưng bạn không nên có thành kiến với Flash. Nó chỉ không tốt khi bạn làm website chuyên nghiệp chứ vô cùng tuyệt vời trong tạo hiệu ứng game online, movie, …
Trên đây là bài viết về nguyên nhân không nên làm website Flash. Hi vọng kiến thức trên giúp ích cho bạn đọc.

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Nguyên tắc làm website chuẩn SEO

Khi marketing trực tuyến, việc làm web là điều tất yếu song để phát triển một website thành công thì không hề dễ dàng chút nào.
Trước hết chúng ta cần xem xét một số đặc điểm chung của những website thành công, khám phá những gì bạn có thể ứng dụng cho website của bạn và một số điều nên và không nên lúc lam websiteDưới đây là một số quy tắc lúc làm websitechuyên nghiệp.

1. Tổ chức website tốt và dễ sử dụng
Website của bạn cần có cấu trúc càng rõ ràng dễ hiểu càng tốt. Điều quan trọng ở đây là phải làm sao để khách hàng thấy được ngay những thông tin mà họ mong muốn thu được từ website của bạn.
2. Sử dụng từ ngữ dễ hiểu
Một ai đó sẽ không thể theo dõi được website của bạn cũng như mua sắm các sản phẩm, mặt hàng mà bạn đang cung cấp khi họ không thể hiểu được nội dung website.
Có thể bạn cung ứng các sản phẩm chất lượng tốt nhưng sẽ không ai mua nếu như họ không biết bạn đang chào bán những gì, hay không thể hiểu được lợi ích mà hàng hóa dịch vụ của bạn mang đến cho họ.
3. Cấu trúc trang website
Cấu trúc website của bạn cần phải rõ ràng, dễ dàng cho quý khách tìm kiếm thông tin, sản phẩm, … Bố cục cực kỳ quan trọng trong vấn đề seo. Google đánh giá tương đối cao về vấn đề kết cấu của website. Bạn nên lưu tâm, cân nhắc về tối ưu hóa cấu trúc website khi lam web.
4. Thời gian tải về nhanh
Bạn đừng nghĩ rằng mọi người đều dùng một đường truyền Internet có tốc độ cao. Liệu bạn có muốn mình phải đợi 10 phút để tải một trang về trước khi xem trang đó không? Sẽ không thể đâu! Bởi thế, bạn đừng hy vọng người mua sẽ đợi.
Hãy tăng tốc độ truyền của các trang web lên bằng cách: Giảm kích cỡ đồ hoạ trong trang web của bạn. Nhiều file đồ hoạ không nhất thiết phải có kích cỡ như trên những trang web thông thuờng. Bạn chỉ cần 72dpi cho độ phân giải của màn hình và đồ hoạ cũng chỉ cần 256 màu.
Dung lượng hình ảnh, những file code như javascrip, css cũng cần được giảm dung lượng tối đa. Cần giảm thiểu video và những hình ảnh quá lớn.
5. Dễ theo dõi “quá trình bán hàng”.
Website của bạn cần phải được thường xuyên theo dõi quá trình từ lúc mà bạn cung cấp các thông tin đầu tiên cho quý khách đặt hàng. Các thông số thống kê trên website của bạn sẽ giúp cho bạn biết được đâu là các yếu điểm đang tồn tại để cải tạo. Bạn có thể dùng một số công cụ tích hợp như Google Analytics, Effective Measure, …
Sau đây là một vài câu hỏi bạn có thể đặt ra để giải quyết vấn đề: Bạn đã tạo cho khách hàng sự yêu thích trước lúc bạn mời họ đặt hàng chưa? Bạn đã cung ứng cho khách hàng một số cách đặt hàng tiện nghi cả trên mạng chưa? Và liệu bạn đã hướng dẫn khách xem tất cả từng buớc một chưa?

6. Tương thích với đa số trình duyệt web và thiết bị
Có không ít những website được làm mà không được kiểm tra cẩn thận cho việc tương thích với những trình duyệt web. Để truy cập website, khách hàng có thể sử dụng rất nhiều loại trình duyệt khác nhau và trên các trang bị khác nhau như máy tính đề bàn, notebook, thiết bị di động và những máy tính bảng, … Đáp ứng được các trình duyệt thông thường ngày nay như Google Chrome, Internet Explorer, Mozzila Firefox, Opera, Safari, … là điều mà các nhà làm website kinh nghiệm cần thiết.
Người làm website cũng cần chú ý đến vấn đề này, một website được phân chia chuẩn cần phải có sự tương thích với nhiều độ phân giải màn hình khác nhau.
7. Một số vấn đề quan trọng khác khi làm trang web
– Hạn chế các lỗi chính tả: Lỗi chính tả là một vấn đề mà không ít các website gặp phải dẫn đến mất khách. Khách hàng sẽ cho rằng bạn là một công ty thiếu chuyên nghiệp và không thật sự xem trọng đến website của mình. Làm sao người mua có thể tin tưởng được những sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp khi mà website của bạn không được chăm sóc một cách kỹ lưỡng.
– Giảm thiểu các lời mời chào thái quá: lúc người dùng chưa hề biết bạn là ai, sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp là gì, lợi ích mà bạn đem lại cho họ ra sao thì làm sao họ có thể tin tưởng đặt hàng sử dụng! Do đó, bạn cần phải cho khách hàng thấy được các ưu điểm và lợi ích mà bạn mang đến. Sau đó, các bạn sẽ tự tìm đến những sản phẩm và dịch vụ của bạn lúc họ đã nhận ra được những điều này.
– Sử dụng những trạng thái thông báo: Bạn cần phải có các biểu tượng thông báo cho người mua biết để chờ hoặc trạng thái load trang. Bạn không nên để người dùng ra đi chỉ vì thời gian tải quá lâu mà bạn không thông báo về việc họ phải đợi.
Hi vọng bài viết về nguyên tắc làm web trên giúp ích cho bạn đọc!

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Tiêu chuẩn làm web chuẩn SEO

Website chất lượng là website hội tụ đầy đủ những yếu tố sau

  • Nội dung hấp dẫn, đầy đủ, hợp với chủ ý của việc lam web
Về nội dung: đầu tiên bạn cần định rõ đối tượng lam web. Có thể là những quý khách tiềm năng, những đối tác của công ty hay những nhà đầu tư nước ngoài. Họ hiểu ngôn ngữ gì, những thông tin gì làm họ xem trọng hơn cả. Một điểm cực kỳ quan trọng nữa là nội dung phải được cập nhập thường xuyên. Một lỗi rất thông thường của những website tại Việt Nam là website sau khi đưa lên mạng thì bị đi vào quên lãng. Làm website như vậy không đem đến gì cho doanh nghiệp, thậm chí phản tác dụng. Nguyên nhân ở đâu? Trước tiên do chúng ta chưa có ý thức cần phải cập nhật thông tin một cách thường xuyên. Thứ hai do những website được sắp xếp theo công nghệ đã lạc hậu, đòi hỏi một trình độ nhất định lúc muốn đổi thay nội dung. Hãy đề nghị nhà làm website cung ứng cho bạn một công cụ tiện dụng để có thể tự mình thay thế nội dung thông tin, thậm chí cả cấu trúc và hình thức của website.


  • Được sắp xếp, cấu tạo một cách tuyệt vời, tạo tiền đề cho người đọc dễ định hướng trong website.
Về hình thức: Có lẽ đây là điểm quan trọng và khó nhất đối với doanh nghiệp. Nhiều khi bạn cho là đẹp thì người khác lại coi là màu mè, bạn thấy giản dị nhưng người khác lại không nghĩ vậy. Các nhà làm web chuyên nghiệp sẽ giúp bạn. Bạn chỉ cần cung cấp đủ thông tin cần thiết về doanh nghiệp, về sản phẩm và dịch vụ của mình cho những nhà thiết kế web, bạn sẽ có một website chất lượng và chuyên nghiệp. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa website của một doanh nghiệp lớn và một doanh nghiệp nhỏ. Một nhà làm website giỏi phải biết cách làm sao để giao diện website đẹp, đồng thời vừa có kích thước hợp lý, không để người mua phải đợi lâu khi tải thông tin.
  • Hình thức đẹp, phù hợp với chủ đề nội dung.
Bố cục: những chuyên gia của tổ chức thương mại quốc tế ITC đã cho chúng ta một lời khuyên cực kỳ quý báu: “Hãy làm sao để người xem chỉ cần nhấn chuột không quá 3 lần để thấy thông tin cần tìm“. Trong một doanh nghiệp tốt có hệ thống chỉ đường rõ ràng, bạn biết ngay sản phẩm bạn cần đang ở đâu, ngoài ra bạn còn có thể “tìm kiếm nhanh” bằng cách hỏi nhân viên. Một siêu thị kém thì khác, đi lòng vòng cả buổi nhiều khi tìm không ra với làm website cũng vậy.

Các bước làm web chất lượng và hiệu quả

Bước 1: Bước thứ nhất hãy xác định rõ chúng ta cần gì.
Bước 2: Phải tìm cho được những chuyên gia làm web có đủ khả năng để làm theo yêu cầu của bạn, đồng thời phải dự trù được kinh phí cần đầu tư cho “công trình xây dựng” tương lai. Bạn đã tìm được các người có khả năng thực hiện được ý tưởng của bạn và ký được hợp đồng đó là bước thứ hai.
Bước 3: Làm việc cùng nhà phát triển website. Hãy cung cấp tất cả thông tin theo yêu cầu của nhà làm web. Thông tin, hình ảnh càng nhiều càng có nhiều cơ hội để tìm được những ý tưởng sáng tạo mới lạ. Bạn có thể hơi vất vả trong công đoạn này, nhưng đó là điều bắt buộc. Bạn là người hiểu công ty của mình rõ nhất.
Bước 4: Sản phẩm hoàn tất, bạn cần đưa lên mạng, hay còn gọi là Hosting và bắt đầu quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Altavista, … Ít nhất thì bạn cũng cần thiết đăng ký tên cũng như địa chỉ của “cửa hàng”, các “catalog” về sản phẩm, dịch vụ. Đây là một quá trình quan trọng và không thể bỏ qua. Nếu bạn không làm tốt điều này, tất cả công sức bạn làm cho ba công đoạn trên đều phí phạm.

Bước 5: Các việc làm trên đã xong đến đây có thể kể vai trò của những người làm web đã kết thúc. Website của bạn có phát triển được hay không, có giữ được khách hay không là do bạn. Nếu như bạn luôn cập nhật, đổi mới thông tin, đưa ra những chiến dịch ưu đãi, có những phương pháp tiếp thị có một không hai, website của bạn sẽ mang đến hiệu quả.
Bước 6: Hãy chuẩn bị cho các đổi thay trong tương lai, công nghệ thông tin phát triển vô cùng nhanh. Bạn lam website, một vài tháng hoặc vài năm sau những điều không thể đã vươn lên là hiện thực. Đừng quá bằng lòng với những gì đã có.
Trên đây là các tiêu chuẩn làm web chất lượng, chuẩn SEO. Hi vọng bài viết giúp ích bạn đọc!

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Bí quyết SEO website hiệu quả năm 2017

Tập trung chất lượng nội dung và tránh trùng lặp URL chính là 2 bí quyết SEO website hiệu quả năm 2017.
Đó là nội dung câu nói của Dan Clarke – nhà sáng lập, CEO của công ty tìm kiếm Disruptient tại Hội nghị Tech In Asia Jakarta.
Google vẫn đang thống trị thị trường quảng cáo và là công ty quảng cáo lớn nhất thế giới. Những bí quyết của Dan Clarke sau đây sẽ vô cùng hữu ích đối với việc tăng thứ hạng website của bạn trên kết quả tìm kiếm Google.

1. Nội dung là “vua”

Nội dung luôn là yếu tố quan trọng nhất bởi nó đem đến giá trị thực sự cho người dùng. Điều đó lý giải vì sao Wikipedia thường được đánh giá rất cao bởi nội dung vô cùng đa dạng và hữu ích.
 Dan Clarke chia sẻ: “Các website được đánh giá dựa trên nội dung, vì vậy đừng viết những thứ nhạt nhẽo, rỗng tuếch hoặc kém bổ ích cho người đọc. Tránh sự lặp đi lặp lại hoặc ôm đồm quá nhiều nội dung không cần thiết, độ dài của mỗi bài nên từ 350 – 1.000 từ. Bạn cần đưa ra những nội dung mà mọi người thường tìm kiếm chứ không phải là những nội dung mà bạn thích”.

2. Việc truy cập phải nhanh chóng và dễ dàng

Với xu hướng dùng thiết bị di động tăng cao như hiện nay thì những website không tối ưu trên các thiết bị này sẽ mất khi một lượng khách hàng lớn. Không những vậy, website đó còn bị Google đánh giá thấp và dù bạn có seo ngày đêm thì cũng khó mà cạnh tranh được với đối thủ. Bạn phải hiểu rằng, đối với nhiều người không sử dụng máy tính để bàn hay laptop thì điện thoại thông minh chính là thiết bị duy nhất lướt web. Ai cũng có thể mua một chiếc smartphone một cách dễ dàng hơn nhiều so với việc sở hữu một chiếc máy tính để bàn cồng kềnh, bất động. Do đó, tốc độ tải trang là yếu tố rất quan trọng hàng đầu.

3. Tránh trùng lặp URL

Để tăng số lượng người tiếp cận với nội dung website, bạn có thể chia sẻ chúng lên các website uy tín hơn, có thứ hạng SEO tốt hơn. Nếu bạn muốn tối ưu hóa các kết quả tìm kiếm thì phải tránh trùng lặp URL, nội dung cần có khác biệt (độ Unique cao) giúp tạo thuận tiện cho các thuật toán của Google.

4. Những liên kết ngoài giúp tăng mức độ tin cậy của website

Backlink chất lượng giúp hỗ trợ SEO rât tốt bởi những website liên kết với website của bạn sẽ dẫn khách hàng đến và điều đó được Google đánh giá rất cao. Những liên kết ngoài giúp Google đánh giá nội dung trên website của bạn là hữu ích hay không, chất lượng hay không.

5. Tăng lợi thế trong SEO với SSL (https)

Google đã khuyến cáo các nhà làm web cũng như webmaster sử dụng SSL vừa tăng tính bảo mật vừa giúp hỗ trợ SEO rất tốt. Sử dụng giao thức bảo mật SSL được Google đánh giá rất cao và dự đoán trong tương lai nó sẽ trở thành xu thế bởi những lợi ích mang lại.
Tuy việc thay đổi thuật toán này không ảnh hưởng nhiều (ảnh hưởng đến khoảng 1% truy vấn trên toàn cầu) nhưng Google vẫn khuyến khích các website chuyển sang giao thức SSL.

6. Đừng cố tình đánh lừa Google

Trước đây, bạn có thể qua mặt được Google một thời gian nhưng hiện nay thì việc đó gần như bất khả thi. Google có rất nhiều kỹ sư công nghệ giỏi và chắc chắn bạn không thể thông minh hơn họ. “SEO mũ đen” giờ không còn chỗ đứng trong thế giới SEO hiện đại ngày nay. Chỉ cần phát hiện gian lận thì website của bạn sẽ bị phạt và việc bay khỏi top và khó lên top lại chính là hình phạt cho website của bạn.

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

Tỷ lệ thoát ảnh hưởng đến SEO?

Theo cách tính điểm của Bảng tuần hoàn các Yếu tố SEO được cung cấp bởi tờ báo uy tín nhất thế giới về SEO – Search Engine Land thì tỷ lệ thoát tác động trực tiếp tới thứ hạng SEO website. Tỷ lệ thoát chính là yếu tố TE (ENGAGE/TRUST). Thuật ngữ trong SEO “Bounce rate” được dùng phổ biến để chỉ về tỷ lệ thoát trang. Nhiều người băn khoăn về tỷ lệ thoát ảnh hưởng đến SEO như thế nào và tỷ lệ này ở mức nào thì tốt. Qua nghiên cứu nhiều website kết hợp với tìm hiểu tài liệu nước ngoài thì tôi đưa ra những thông số sau:
  1. Bounce rate <20%: Tỷ lệ thoát trang đạt mức này là rất thấp và thường chỉ xảy ra ở các website Chat. Thực tế thì có rất ít website đạt tỷ lệ thoát trang thấp như vậy, ngay cả MXH Facebook cũng có tỷ lệ thoát > 20%. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
  2. Bounce rate: 30-50%:  Đây được coi là mức tỷ lệ thoát rất tốt cho SEO.
  3. Bounce rate: 50-80%: Website có tỷ lệ thoát đạt mức trung bình, được coi là đảm bảo đối với SEO.
  4. Bounce rate >80%: Website có tỷ lệ thoát cao, rất bất lợi chọ SEO.


Cách tính tỷ lệ thoát trang

Tỷ lệ thoát và Tỷ lệ số trang không truy cập khác nhau như thế nào?
  1. Tỷ lệ thoát được hiểu là tỷ lệ phần trăm lượt xem trang cuối cùng trong phiên.
  2. Tỷ lệ số trang không truy cập đối với tất cả các phiên bắt đầu với trang đó chính là tỷ lệ phần trăm duy nhất trong phiên.
  3. Tỷ lệ số trang không truy cập chỉ dựa trên các phiên bắt đầu.
Ví dụ website có 3 trang: A, B, C và mỗi ngày chỉ có 1 phiên. Thứ tự như sau:
  • Thứ Ba: Trang A > Trang B > Trang C.
  • Thứ Tư: Trang B > Trang A > Trang C.
  • Thứ Năm: Trang A > Thoát.
Báo cáo nội dung cho Trang A sẽ hiển thị tỷ lệ số trang không truy cập là 50% và 3 lượt xem trang. Nhiều người nghĩ Tỷ lệ số trang không truy cập sẽ là 33%. Tuy nhiên, lượt xem trang ngày thứ Tư cho Trang A không được xem xét đến khi tính Tỷ lệ số trang không truy cập. Tỷ lệ số trang không truy cập cho trang đó chỉ có ý nghĩa khi trang này khởi tạo các phiên khác.
Một ví dụ mở rộng khác:
  • Thứ Ba: Trang B > Trang A > Trang C.
  • Thứ Tư: Trang B > Thoát.
  • Thứ Năm: Trang A > Trang C > Trang B.
  • Thứ Sáu: Trang C > Thoát.
  • Thứ Bảy: Trang B > Trang C > Trang A.
Khi đó Tỷ lệ thoát và Tỷ lệ số trang không truy cập là:
Tỷ lệ thoát:
  • Trang A: 33% (3 phiên bao gồm trang A).
  • Trang B: 50% (4 phiên bao gồm trang B).
  • Trang C: 50% (4 phiên bao gồm trang C).
Tỷ lệ số trang không truy cập:
  • Trang A: 0% (một phiên bắt đầu với Trang A nhưng phiên đó có nhiều trang).
  • Trang B: 33% (3 phiên bắt đầu với trang B, có một phiên dẫn đến số trang không truy cập).
  • Trang C: 100% (1 phiên bắt đầu với Trang C và dẫn đến số trang không truy cập).

Kết luận

Tỷ lệ thoát là yếu tố rất quan trọng trong SEO. Yếu tố này liên quan đến đánh giá chỉ số TRUST website. Chính vì vậy, nội dung website cần được bạn xây dựng có hệ thống. Các bài viết hay, hấp dẫn người dùng hoặc cung cấp những thông tin hữu ích chắc chắn giảm tỉ lệ thoát trang của bạn.

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

3 yếu tố quan trọng nhất trong SEO

Năm 2017, việc SEO web đã khác trước rất nhiều bởi Google thường xuyên cập nhật thuật toán mới. Tất cả nhằm loại bỏ những ng làm seo bất chính, chuyên spam và đem đến những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Và dù thay đổi thế nào, có cập nhật nhiều thuật toán ra sao thì thời điểm hiện tại, 3 yếu tố quan trọng nhất trong SEO vẫn là content, traffic và backlink.


1. Content

“Content is King”. Thực sự thì câu nói này đã trở thành luật bất thành văn trong SEO web. Trước đây, nội dung quyết định chính đến thứ hạng, và hiện tại cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nội dung chất lượng, hấp dẫn người đọc giúp đem đến thông tin hữu ích cho người đọc và tăng khả năng mua hàng, sử dụng dịch vụ trên website của bạn. Một website ở top đầu kết quả tìm kiếm thường có nội dung hay và người dùng ở lại website lâu hơn những website không đứng top.

2. Traffic

Một website đã đứng top 1 Google thì sẽ có rất nhiều lượt traffic. Nội dung trên web đem đến những thông tin hữu ích cho người dùng thì chắc chắn sẽ được nhiều người quảng bá, tự giới thiệu. Còn đối với những website đang leo top thì ngoài xây dựng nội dung chất lượng, cần phải kiếm được lượng traffic từ các nguồn như SE, social, … để Google đánh giá cao website của bạn.

Chắc hẳn không ít người khi bước chân vào làm SEO đều đi copy hình ảnh của website khác để đặt trên website của mình. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang tạo cho đối thủ một backlink chất lượng. Điều đó cũng giống như bạn làm web, và đơn vị làm web đặt chân trang hay link trỏ về website của họ vậy.
Hiện nay, bạn có thể tận dụng sức mạnh lan truyền của mạng xã hội để đem đến lượng traffic lớn cho website của bạn.

3. Backlink

Dù cho Google có biến động như thế nào đi chăng nữa thì backlink vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình leo top của website. Hiện nay, chất lượng của backlink được đặt lên hàng đầu. Những backlink có được từ việc spam trong thời điểm hiện tại chỉ khiến website của bạn xa dần top Google hơn. Một backlink chất lượng giúp chỉ dẫn BOT Google truy cập website của bạn đồng thời dẫn người dùng vào website một cách tự nhiên nhất.

Trên đây là 3 yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến việc phân loại thứ hạng của website trên SERP. Nếu bạn làm tốt nghĩa là bạn đang có cơ hội leo top rõ ràng. Ngoài ra, để có thể đứng trên đỉnh của trang 1 kết quả tìm kiếm thì bạn cần tối ưu website trên nhiều phương diện khác để tránh thuật toán, hình phạt của Google.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

Phòng tránh thuật toán, hình phạt của Google

“Thuật toán Google” – thuật ngữ khiến không ít người làm SEO hay quản trị website phải e dè mỗi khi nhắc tới. Tất cả chúng ta đều không muốn bao công sức, chi phí từ việc làm web chuẩn seo đến seo website lên top bị lãng phí vì dính thuật toán Google hay bị Google phạt. Để làm được điều đó thì bạn phải nắm rõ và không được phá vỡ những quy tắc đã được Google quy định.



Để tránh được Google Penalties (các hình phạt của Google) thì bạn cần chú ý đến những yếu tố sau:

1. Link Farm

Link Farm có mục đích là giúp tăng thứ hạng PageRank thông qua việc trao đổi link giữa các website với nhau. Đây là 1 trong 6 thủ thuật SEO bất chính bạn cần tránh nếu không muốn website của bạn bị phạt bởi Google.

2. Text ẩn

Text ẩn chính là việc làm nhỏ text bằng thủ thuật hoặc sử dụng text cùng màu sắc nhằm đánh lừa BOT Google. Tuy nhiên, điều này không có giá trị gì đối với người dùng.

3. Duplicate Content

Google ngày càng thông minh hơn trong việc xác định nội dung trùng lặp toàn bộ hay một phần nhằm mang đến giá trị thực sự cho người đọc. Nếu bạn muốn website đứng top bền vững thì chắc chắn phải tuyệt đối không được sao chép nội dung của website khác.

4. Đăng bài trên website khác

Việc đăng bài trên website khác nhằm tạo liên kết giá trị cho website là cách khá hiệu quả. Tuy nhiên, để không bị Google “soi” thì bạn cần tránh những việc sau:
  • Sử dụng link profile quá nhiều gây mất cân bằng.
  • Một nguồn trả về website bạn quá nhiều link.
  • Rất nhiều người gặp phải tình trạng Google ngừng index các liên kết mà bạn đã tạo ra trên website khác.

Tổng kết lại, để phòng tránh thuật toán, hình phạt của Google thì website của bạn phải tuân thủ các điều sau:
  • Nội dung trên website phải hướng tới người dùng, mang đến giá trị thực sự cho người dùng. Hãy đảm bảo rằng nội dung trên website không được nghèo nàn hay quá ít thông tin mà người dùng cần.
  • Đa dạng Anchor Text: Hãy cố gắng đa dạng anchor text nhằm mang đến nội dung hữu ích cho người dùng. Những liên kết tự nhiên sẽ có giá trị hơn rất nhiều những link được xây dựng thủ công.
  • Xây dựng mức độ liên quan về nội dung chính là lợi thế website của bạn so với phần đông website khác cùng lĩnh vực.
  • Thuộc tính Nofollow cần được áp dụng cho các link mua hoặc trao đổi.
Trên đây là những cách đơn giản nhưng khá hiệu quả trong phòng tránh thuật toán Google được đưa ra bởi TIT Việt Nam – đơn vị làm web chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Khắc phục hiện tượng Google Dance

Google Dance là hiện tượng nhảy từ khóa khi một website đã sắp xếp chỉ mục (index) trên SERP. Khi tìm kiếm một số từ khóa hay tất cả từ khóa trong chiến dịch SEO website đó thì chúng bị thay đổi thứ hạng (giảm hoặc tăng hạng) và sau một thời gian ngắn thì lại bình thường trở lại.
Hiện tượng Google Dance thường xảy ra khi Google cập nhật thuật toán cũ hoặc có thuật toán mới được bổ sung. Một lưu ý đối với các bạn là dù bạn làm web chuẩn SEO, chuyên nghiệp thì vẫn có thể dính hiện tượng Google Dance. Trường hợp xấu nhất, website bị dính Google Dance một cách tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến lượng traffic và dẫn đến doanh thu tụt giảm.

Trong những năm 2014, 2015 thì hiện tượng dance trên SERP của các website trở nên phổ biến bởi Google cập nhật thường xuyên thuật toán của mình. Đến năm 2016, hiện tượng này thực sự trở lại khi vào tháng 9, Google đã có đợt cập nhật thuật toán có thể coi là lớn nhất từ trước đến nay. Và cho đến thời điểm tháng 1/2017 thì vẫn không ít SEOer phải ngụp lặn để đẩy từ khóa trở lại top. Một khuyến khích rõ ràng từ Google dành cho những website bị dance chính là xây dựng nội dung tốt hơn, tối ưu lại website thân thiện hơn với bộ máy tìm kiếm và người dùng. Những người làm SEO thì không thể tránh khỏi Google Dance nhưng có những cách khắc phục hiện tượng Google Dance bạn có thể áp dụng để phần nào giảm thiểu được hiện tượng này cũng như ảnh hưởng xấu của nó.

Một số phương pháp tránh Google Dance

  • Xây dựng, cập nhật nội dung chất lượng thường xuyên hàng ngày.
  • Tránh đến mức tối đa việc nội dung duplicate. Để làm được điều này thì tuyệt đối không copy – paste nội dung từ website khác về website của mình.
  • Xây dựng hệ thống backlink chất lượng, bền vững. Cách tốt nhất là trao đổi liên kết với những website có cùng nội dung thay vì sử dụng những diễn đàn có thể chết bất cứ lúc nào.
  • Trải nghiệm người dùng luôn được đặt lên hàng đầu. Bạn hãy nhớ rằng website phải đem đến những lợi ích cho người dùng thì mới tạo được niềm tin và phát triển kinh doanh tốt nhất. Người dùng ở lại website càng lâu tức là website của bạn càng được Google đánh giá cao về khả năng hữu ích với người dùng cũng như tránh được hiện tượng Google Dance.
  • Hãy theo dõi liên tục các thuật toán được cập nhật bởi Google qua các kênh thông tin hay diễn đàn lớn để có những biện pháp kịp thời xử lý hiện tượng Google Dance.
Nếu bạn muốn tham khảo thêm kiến thức về SEO hiệu quả thì có thể liên hệ với công ty TNHH TIT Việt Nam – địa chỉ làm webuy tín, chuyên nghiệp và cung cấp dịch vụ SEO hàng đầu Việt Nam.

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

Quyền lực của SEOer bị lãng quên?

Hiện nay, số lượng người làm SEO (gọi là SEOer) không ngừng tăng lên bởi từ dân IT đến những người không cần bằng cấp cũng có thể làm SEO. Bạn chỉ cần biết một ít kiến thức về quản trị web, học cách viết bài chuẩn SEO và sử dụng diễn đàn là đã được gọi là một SEOer. Nhưng để trở thành một SEOer thực sự thì không phải ai cũng có thể làm được. Công việc này đòi hỏi tính kiên trì, học hỏi không ngừng để làm hài lòng được bộ máy tím kiếm (SE), đặc biệt là Google. SE ngày càng thông minh hơn, được cải tiến hàng ngày hàng giờ đòi hỏi SEOer cũng phải thay đổi để giữ top cho website.



Nhưng nhìn nhận một cách công bằng thì SE thông minh hơn nhằm đem đến cho người dùng trải nghiệm tốt hơn. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến phần lớn SEOer nói chung, nhưng nó sẽ giúp loại bỏ được những Spammer. Còn những người làm SEO chân chính thì những cập nhật của Google sẽ giúp họ cảm thấy công bằng hơn với công sức họ bỏ ra. Trở lại vấn đề chính, vậy quyền lực của SEOer nằm ở đâu?
Nghe đến “quyền lực” có vẻ to tát nhưng thực sự thì SEOer chính là người quyền lực của thế giới ảo. Một SEOer thực thụ có tầm ảnh hưởng không đề nhỏ đến sự phát triển của một công ty, doanh nghiệp. Hiện nay, bất cứ doanh nghiệp nào cũng đầu tư chi phí không hề nhỏ để làm web chuẩn SEO, chuyên nghiệp nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu. Đó là điều tất yếu trong thời buổi công nghệ phát triển và cạnh tranh. Và SEOer chính là chiến binh thầm lặng của công ty, đảm bảo mức thu nhập ổn định của công ty.
Việc gì cũng vậy, xây dựng mới khó, chứ đập đi thì không khó. Chính vì thế, một SEOer hoàn toàn có thể đẩy website xa dần top Google với những bài viết hạ thấp uy tín của một doanh nghiệp hay đi link xấu về website doanh nghiệp đó. Và đó chính là việc bị đối thủ cạnh tranh chơi xấu nhằm lên top một cách thủ đoạn. Bạn cũng đừng quá lo lắng nếu bạn biết quản trị web tốt.

Tưởng chừng như chỉ với 2 công việc “đẩy lên top” và “đẩy khỏi top” thì không thể thấy được quyền lực của SEOer. Trên thế giới ảo, SEOer là một trong những người có quyền lực thực sự nhưng họ lại không biết điều đó hay có biết thì không biết sử dụng quyền đó đúng nơi đúng lúc. Hàng ngày, vẫn có rất nhiều bạn trẻ kêu than trên diễn dàn SEO Việt Nam rằng công việc SEO nhàm chán, vất vả và gian nan. Có thể việc trở thành một người mang mác SEOer quá dễ dàng nên họ không nhận thức được tầm quan trọng của SEO hay không cống hiến hết mình vì công việc, không biết học hỏi, nghiên cứu để hoàn thiện bản thân. Họ mắc một sai lầm là họ làm việc như một con robot và khi gặp sự cố thì không biết xử lý sao để rồi chỉ biết than vãn.
Tôi đã từng là một coder, từng làm việc cho một công ty làm web đồng thời tôi cũng là một SEOer nên sẽ có cái nhìn khác so với những người chuyên về SEO. Nếu bạn có niềm đam mê chinh phục và tính kiên trì thì bạn có thể trở thành những SEOer thực thụ, những người biết sử dụng quyền lực của mình để làm hài lòng cỗ máy đáng sợ nhất thế giới.

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

Thuật ngữ trong SEO, SEM

Trong thế giới SEO, SEM có rất nhiều thuật ngữ mà chúng ta cần biết, cơ bản nhất là 16 thuật ngữ sau:

1. SEO

SEO viết tắt của Search Engine Optimization, nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Bạn có thể tham khảo thêm tại kiến thức SEO website.

2. SEM

SEM viết tắt của Search Engine Marketing, nghĩa là tiếp thị các sản phẩm hay dịch vụ trên các bộ máy tìm kiếm. SEM gồm 2 mảng chính là SEO và PPC.
PPC (Pay – Per – Click): chính là việc bạn phải trả tiền cho mỗi click từ các bộ máy tìm kiếm. Những hình thức phổ biến tại Việt Nam là Google Adwords, Facebook Adwords, …

3. Backlink

Thuật ngữ hyperlink (siêu liên kết) đã rất quen thuộc với những nhà làm web chuẩn seo chuyên nghiệp. Còn đối với người làm SEO thì những liên kết từ website khác trỏ về website của mình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đẩy từ khóa lên top Google. Building link chất lượng là một phần của chiến dịch SEO hiệu quả.

4. Google PageRank

Trước đây, thuật toán của Google này giúp đánh giá mức độ quan trọng tương đối của một website để xếp hạng chúng trên kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, hiện nay nó không còn thực sự quan trọng nữa và dường như thuật ngữ này cũng ít được nhắc đến.

5. NoFollow

Đối với người làm SEO thì thuộc tính này vô cùng quen thuộc bởi chúng được sử dụng hàng ngày nhằm báo cho Google biết để bọ không truy cập theo các liên kết đó. Thuộc tính này được dùng để tăng view khá hiệu quả.

6. DoFollow

Dofollow thì ngược lại với Nofollow và nó thực sự quan trọng trong xếp hạng website.

7. Anchor Text

Anchor Text chính là chữ viết (text) được gắn liên kết.

8. Title Tag

Thẻ tiêu đề của một trang web là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu trong thuật toán xếp hạng của Google. Thẻ tiêu đề cần chứa từ khóa chính của website và đảm bảo độc đáo, là duy nhất để hỗ trợ lên top hiệu quả.

9. Meta Tag

Thẻ Meta bao gồm Meta Keyword và Meta Description nhằm cung cấp những thông tin về website cho bộ máy tìm kiếm.

10. Thuật ngữ 301 Redirect

301 Redirect là phương pháp chuyển tiếp webpage hoặc di dời website hoàn toàn đến một địa chỉ mới.

11. Alt (Alternative) Text

Alt chính là thuộc tính của hình ảnh, mô tả nội dung của hình ảnh. Bộ máy tìm kiếm dựa vào thuộc tính ALT để đánh giá giống như một anchor text của liên kết.

12. RSS

RSS (Really Simple Syndication) chính là một định dạng tập tin kiểu XML. Các weblog hay website tin tức thường sử dụng RSS để chia sẻ tin tức website.

13. Sitemap

Sitemap chính là sơ đồ website, gồm tất các các mục trên website cũng như thông tin tóm tắt về các mục đó, giúp bot Goolge dễ dàng trong việc index, hỗ trợ rất tốt cho SEO.

14. Robots.txt

File này được đặt trong thư mục gốc của tên miền, nhằm báo cho bot Google biết về cấu trúc của website. Bạn có thể sử dụng file này để chặn bot truy cập vào những thư mục nhất định.

15. Spider

Spider là một chương trình của các công cụ tìm kiếm hoạt động dựa trên các đường liên kết để thu thập thông tin về các trang web. Spider còn được gọi là Crawler, Robots, …

16. Tag

Tag chính là những từ khóa nhằm mô tả các bài blog giúp tìm kiếm được bài viết một cách dễ dàng hơn. Tag cũng hỗ trợ website, diễn đàn hay blog có thứ hạng cao trên bảng kết quả tìm kiếm Google qua những từ khóa nhất định.