Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

SEO hiệu quả – Phần 5: Nghiên cứu đối thủ

Chúng ta đã tìm hiểu ở 4 phần trước về cách nghiên cứu từ khóa, phân chia từ khóa, cách chọn tên miền và xây dựng cấu trúc website hợp lý. Tiếp tục seri về quy trình làm SEO hiệu quả sẽ là Phần 5: Nghiên cứu đối thủ.

Tại sao phải nghiên cứu đối thủ?

Bạn làm web để kinh doanh trực tuyến thì chắc chắn biết rằng các đối thủ cũng đã có website hoặc đang xây dựng website để cạnh tranh với bạn. Vì vậy, nếu bạn không nghiên cứu đối thủ thì không thể biết bạn đang ở đâu, đối thủ bạn đang làm gì để có chiến lược kinh doanh hiệu quả. Ngay cả những website chia sẻ kiến thức cũng cần bạn phải nghiên cứu đối thủ xem website của họ có điểm gì tốt mà website của bạn chưa có, nội dung của họ có tốt hơn mình không. Nếu bạn muốn website tiếp cận được nhiều khách hàng, muốn sự phát triển thì cần không ngừng hoc hỏi những điều hay của đối thủ và loại bỏ những điều chưa tốt. Có như vậy, website của bạn mới đem đến sự thân thiện cho người dùng.

Đối thủ của bạn là ai?

Việc kiểm tra xem đối thủ của bạn là ai, đơn vị nào khá đơn giản. Bạn chỉ cần tìm kiếm các từ khóa chính tương ứng menu cấp 1 hay domain website của bạn và xem các kết quả trả về. Nếu mục tiêu của bạn là đẩy website lên top 3 thì bạn cần quan tâm đặc biệt đến 3 đối thủ ở vị trí top 3. Còn nếu lĩnh vực kinh doanh của bạn cạnh tranh, chỉ cần vào trang 1 là đã có khách hàng thì bạn cần nghiên cứu 5 vị trí đầu trang nhất.

Cần nghiên cứu những gì về đối thủ

Để nghiên cứu chi tiết về đối thủ thì việc dùng các tool là cần thiết. Hữu hiệu nhất chính là ahref, còn muốn xem thông tin đối thủ thì bạn có thể sử dụng Seoquake. Bạn cần quan tâm đến những yếu tố sau:
  • Title, description trang chủ.
  • Lượng backlink.
  • Thẻ Heading.
  • Lượng từ khóa chính đang đứng top.
  • Số bài viết.
  • Thẻ Alt, ảnh.
  • Cấu trúc sitemaps, AMP, …
  • Alexa Rank.
  • Lượng Reference Domain.
  • Lượng Index.
  • Mật độ từ khóa.
  • Nguồn backlink.
  • Lượng traffic.
  • Số lượng Internal links, external links.
  • Tốc độ load trang.
  • Tình hình hoạt động social.


Làm gì sau khi nghiên cứu xong?

Khi đã hoàn thành việc nghiên cứu đối thủ, bạn sẽ có những số liệu thống kê đầy đủ về website của đối thủ. Bạn nắm được điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ để từ đó tiếp thu những cái hay cho website của bạn, cũng như tránh những cái yếu kém mà website đối thủ đã từng mắc phải. Nếu đầu tư phát triển ngay từ đầu, đi đúng hướng thì chắc chắn website của bạn sẽ đứng vững và vượt mặt được đối thủ cạnh tranh để vươn lên thứ hang cao trên  kết quả tìm kiếm Google.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét